Nghiên cứu đất trên sao Hỏa có thể dẫn đến kháng sinh mới hiệu quả

Vi khuẩn phát triển khả năng kháng thuốc theo thời gian. Đây là một vấn đề lớn mà ngành y tế phải đối mặt. Sự xuất hiện của vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng tăng có thể đồng nghĩa với việc các bệnh nhiễm trùng khó hoặc không thể điều trị, dẫn đến tử vong cho người bệnh. Các nhà khoa học đang nỗ lực tạo ra sự sống trên sao Hỏa có thể giúp giải quyết vấn đề vi khuẩn kháng thuốc.

Nghiên cứu đất trên sao Hỏa có thể dẫn đến kháng sinh mới hiệu quả

Một trong những thách thức đối với sự sống trên sao Hỏa là có chất perchlorate trong đất. Những hợp chất này có thể gây độc cho con người.

Các nhà nghiên cứu của Viện Sinh học thuộc Đại học Leiden (Hà Lan) đang nghiên cứu tạo ra loại vi khuẩn có khả năng phân hủy perchlorate thành clo và oxy.

Các nhà khoa học đã tái tạo lực hấp dẫn của Sao Hỏa bằng máy định vị ngẫu nhiên (RPM), làm quay các mẫu sinh học dọc theo hai trục độc lập. Chiếc máy này liên tục thay đổi hướng ngẫu nhiên của các mẫu sinh học không có khả năng thích ứng với trọng lực không đổi theo một hướng. Máy có thể mô phỏng trọng lực một phần ở các giai đoạn giữa trọng lực bình thường, giống như trên Trái đất và hoàn toàn không trọng lượng.

Vi khuẩn phát triển trong điều kiện trọng lực một phần trở nên căng thẳng vì chúng không thể loại bỏ chất thải xung quanh. Được biết, vi khuẩn đất Streptomycetes bắt đầu sản xuất kháng sinh trong điều kiện căng thẳng. Các nhà khoa học đã lưu ý rằng 70% thuốc kháng sinh mà chúng ta hiện đang sử dụng để điều trị đều có nguồn gốc từ streptomycetes.

Nuôi cấy vi khuẩn trong máy định vị ngẫu nhiên có thể tạo ra một thế hệ kháng sinh hoàn toàn mới mà vi khuẩn không có khả năng miễn dịch. Khám phá này rất có ý nghĩa vì việc tạo ra các loại kháng sinh mới là một trong những lĩnh vực nghiên cứu y học quan trọng nhất.




Nguồn: 3dnews.ru

Thêm một lời nhận xét